Ask question

Ask Questions and Get Answers from Our Community

Answer

Answer Questions and Become an Expert on Your Topic

Contact Staff

Our Experts are Ready to Answer your Questions

CƠ SỞ PHÂN LOẠI BÀI TẬP HUẤN LUYỆN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN CẦU LÔNG LỨA TUỔI 14 – 16

nguyenac

Administrator
Tham gia
26/5/18
Bài viết
284
Điểm tương tác
0
Điểm
16
Tuổi
39
Địa chỉ
Phú Yên
Chơi thuận tay
  1. Phải
Ngôn ngữ
  1. Tiếng Việt
  2. Tiếng Anh
Chiều cao
165 cm
CƠ SỞ PHÂN LOẠI BÀI TẬP HUẤN LUYỆN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN CẦU LÔNG LỨA TUỔI 14 – 16
TÓM TẮT:

Bài viết giới thiệu cơ sở phân loại bài tập sức mạnh tốc độ, các dạng bài tập và tác dụng của chúng đến việc phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên cầu lông lứa tuổi 14 – 16 trên cơ sở phân tích đặc điểm cơ bản trong tập luyện và thi đấu cầu lông (các bước di chuyển, chạy hoặc bật nhảy, kết hợp các động tác đánh cầu hợp lý, nhanh, mạnh). Vì vậy, sức mạnh trong cầu lông thường được thể hiện ở các động tác xuất phát (từ vị trí chuẩn bị để di chuyển đến vị trí đánh cầu) các động tác bật nhảy, khả năng di chuyển nhanh và các động tác đánh cầu đòi hỏi phát huy lực tối đa của cơ thể như động tác đập cầu. Theo tác giả, bài tập huấn luyện sức mạnh tốc độ cần bảo đảm phát triển đầy đủ sức mạnh cho các nhóm cơ tham gia vào các kỹ thuật chủ yếu, đồng thời về mặt cấu trúc động tác và phương thức dùng sức cố gắng tiếp cận hoặc giống với động tác kỹ thuật của môn Cầu lông.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cầu lông là môn thể thao được du nhập vào Việt Nam từ những năm cuối thế kỷ XIX đầu thể kỷ XX. Ngày nay Cầu lông Việt Nam đã trở thành một trong những môn thể thao phát triển mạnh trên toàn quốc và có thứ hạng trong khu vực, châu lục cũng như quốc tế.

Tố chất sức mạnh tốc độ (SMTĐ) đặc biệt quan trọng trong môn Cầu lông, bởi thi đấu cầu lông đòi hỏi trình độ điêu luyện, vốn kỹ – chiến thuật phong phú kết hợp với trình độ thể lực vững chắc. Trong thi đấu cầu lông, ở bất kỳ tình huống nào vận động viên (VĐV) cũng cần có năng lực, tố chất sức mạnh tốc độ để thực hiện kỹ – chiến thuật đạt hiệu quả tốt nhất. Mặt khác, thi đấu cầu lông hiện đại đòi hỏi VĐV phải thực hiện động tác đánh cầu nhanh và dứt khoát, chỉ có như vậy mới có thể đẩy đối phương vào thế bị động mà dành cơ hội ghi điểm. Điều này cho thấy trong tất các động tác từ di chuyển, giao cầu đến phòng thủ, tấn công đều đòi hỏi sức mạnh tốc độ.

Nhưng trên thực tế, việc sử dụng các phương tiện trong huấn luyện sức mạnh tốc độ cho VĐV cầu lông ở chúng ta vẫn là vấn đề cần được thật sự quan tâm hơn nữa. Vì vậy, bài viết xin giới thiệu một số dạng bài tập và tác dụng của chúng trong phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV cầu lông lứa tuổi 14 – 16.

Để đánh giá sức mạnh tốc độ cho nam VĐV cầu lông lứa tuổi 14 – 16, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; phương pháp quan sát sư phạm; phương pháp phỏng vấn điều tra xã hội học; phương pháp kiểm tra sư phạm; phương pháp toán học thống kê.

Đối tượng nghiên cứu là nam VĐV cầu lông lứa tuổi 14 – 16 khu vực miền Bắc Việt Nam.

2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở phân loại và tác dụng của bài tập phát triển sức mạnh tốc độ với nam vận động viên cầu lông lứa tuổi 14 – 16
Cầu lông là một môn thể thao đối kháng mà thành tích của nó được thể hiện ở năng lực của cá nhân mỗi VĐV trong việc sử dụng kỹ, chiến thuật, thể lực và sự ổn định về tâm lý của bản thân. Thi đấu cầu lông không phải chỉ đòi hỏi ở VĐV trình độ điêu luyện về kỹ thuật, sử dụng hợp lý và sáng tạo về mặt chiến thuật mà còn yêu cầu rất cao việc phát huy đầy đủ các tố chất thể lực, trong đó đặc biệt phải kể đến là tố chất sức mạnh.

Đặc điểm của thi đấu cầu lông là VĐV luôn phải di chuyển liên tục với tốc độ cao trong phạm vi diện tích sân của mình bằng các bước di chuyển, chạy hoặc bật nhảy, cùng với việc đó là việc kết hợp các động tác đánh cầu hợp lý, nhanh, mạnh để thực hiện ý đồ chiến thuật của mình trong thi đấu nhằm đạt hiệu quả cao. Vì vậy, sức mạnh trong cầu lông thường được thể hiện ở các động tác xuất phát (từ vị trí chuẩn bị để di chuyển đến vị trí đánh cầu) các động tác bật nhảy, khả năng di chuyển nhanh và các động tác đánh cầu đòi hỏi phát huy lực tối đa của cơ thể như động tác đập cầu.

Các bài tập sức mạnh tốc độ trong thực tế huấn luyện môn Cầu lông rất đa dạng và phong phú. Bài tập huấn luyện sức mạnh tốc độ cần bảo đảm phát triển đầy đủ sức mạnh cho các nhóm cơ tham gia vào các kỹ thuật chủ yếu, đồng thời về mặt cấu trúc động tác và phương thức dùng sức cố gắng tiếp cận hoặc giống với động tác kỹ thuật của môn Cầu lông.

Một số yêu cầu quan trọng khi sử dụng sức mạnh trong các động tác kỹ thuật của cầu lông là cần được phát huy với tốc độ tối đa vừa để tăng cường hiệu quả của kỹ thuật, vừa gây cho đối phương những tình huống bất ngờ và bị động trong quá trình thi đấu. Đồng thời lại phải duy trì được sức mạnh trong suốt thời gian dài của quá trình thi đấu không phải chỉ trong từng trận đấu mà trong suốt thời gian diễn biến của một giải.

Theo các nhà khoa học trong nước và học thuyết huấn luyện, các nhà khoa học nước ngoài cho rằng: sức mạnh tốc độ (SMTĐ) trong môn Cầu lông do hai yếu tố sức mạnh và tốc độ cấu thành, bởi vậy trong quá trình huấn luyện và phát triển SMTĐ cần chú trọng 2 loại bài tập phát triển sức mạnh và phát triển tốc độ.

Xuất phát từ những cơ sở lý luận và cơ sở thực tế trên có thể xác định sức mạnh đặc trưng được thể hiện trong môn Cầu lông là sức mạnh tốc độ. Vì vậy, xu hướng lựa chọn các bài tập để huấn luyện trong cầu lông cũng cần tập trung vào phát triển sức mạnh tốc độ cho các VĐV.

2.2. Giới thiệu một số bài tập
Các bài tập sức mạnh tốc độ trong thực tế huấn luyện cầu lông rất phong phú, đa dạng, bao gồm các bài tập có cầu, các bài tập không cầu, các bài tập trò chơi và thi đấu… được chúng tôi phân chia thành các nhóm bài tập chính sau:
* Bài tập khắc phục lực cản – trọng lượng phụ
Trong loại bài tập này, phần lớn sử dụng các dụng cụ có trọng lượng như: tạ đôi, tạ bình vôi, tạ tay để tiến hành tập luyện. Dụng cụ tương đối đơn giản, dễ sử dụng, phương pháp linh hoạt biến đổi đa dạng. Vì vậy, có thể dùng để phát triển cơ bắp ở các bộ phận cơ thể, đồng thời cũng là một trong những phương pháp được sử dụng thường xuyên nhất trong huấn luyện sức mạnh tốc độ cho VĐV cầu lông.

+ Các bài tập mang tính đối kháng
Loại bài tập này thường sử dụng sự phát lực giữa hai bên để tạo ra lực đối kháng. Ví dụ: kéo đẩy giữa hai người hoặc nhiều người để phát triển tố chất sức mạnh tốc độ. Bài tập mang tính đối kháng nhìn chung không đòi hỏi phải sử dụng các thiết bị phức tạp và cũng có thể căn cứ tình hình huấn luyện để tiến hành sắp xếp và điều chỉnh, đồng thời có thể khích lệ tính hưng phấn của người tập luyện, nâng cao tính hưng phấn cho họ.

+ Bài tập lợi dụng tính đàn hồi của vật thể
Ví dụ, sử dụng kéo dây cao su, dây lò xo hoặc tạ ròng rọc… lợi dụng lực cản tạo ra do sự biến dạng của vật thể và sự đàn hồi của vật thể để phát triển tố chất sức mạnh tốc độ. Loại bài tập này đặc biệt có tác dụng độc đáo đối với việc phát triển các nhóm cơ nhỏ và các cơ đối kháng, có thể sử dụng trong cả phát triển sức mạnh và phát triển tốc độ.

+ Bài tập với dụng cụ thiết bị chuyên môn
Lợi dụng tổ hợp thiết bị chuyên môn để huấn luyện sức mạnh, có thể tập luyện với các tư thế khác nhau. Do thiết kế của tổ hợp thiết bị có tính xác thực nhất định, nếu tập luyện theo đúng yêu cầu của các thao tác trên dụng cụ sẽ có tác dụng phát triển sức mạnh cơ bắp cho VĐV.

+ Bài tập khắc phục trọng lượng bản thân
Sử dụng trọng lượng của chính bản thân VĐV làm thành lực cản để tiến hành tập luyện sức mạnh tốc độ (nằm sấp chống đẩy, ngồi xuống đứng lên, gập thân,…) làm cho từng phần cơ thể phải gánh chịu trọng lượng bản thân nhằm phát triển sức mạnh của các bộ phận được tập luyện. Tiến hành tập luyện các loại bài tập này không đòi hỏi thiết bị đặc biệt, mà chỉ dùng những dụng cụ đơn giản, dễ kiếm, vì vậy được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả.

+ Bài tập khắc phục lực cản môi trường bên ngoài
Ví dụ, chạy leo dốc, chạy bậc thang, chạy nhảy trên bãi cát,… Các bài tập huấn luyện sức mạnh tốc độ lợi dụng điều kiện môi trường bên ngoài thường có tính xác thực, tức là vừa có thể phát triển được tố chất sức mạnh tốc độ cho VĐV, lại có thể có tác dụng điều tiết đối với chương trình huấn luyện.

Ngoài ra còn có một số máy móc chuyên môn khác dùng để huấn luyện sức mạnh tốc độ như: máy tập đa năng, máy kích thích điện,…. Những loại máy móc này đối với việc phát triển sức mạnh tốc độ cho VĐV cũng có những hỗ trợ rất lớn. Trong các môn thể thao khác nhau còn có những phương pháp và biện pháp huấn luyện mang tính đặc thù và đặc biệt riêng, những phương pháp và biện pháp này dùng để tiến hành huấn luyện sức mạnh tốc độ chuyên môn cho VĐV nhằm nâng cao tố chất sức mạnh tốc độ chuyên môn mà môn thể thao chuyên sâu đòi hỏi.

+ Lợi dụng tín hiệu phát ra đột ngột để nâng cao năng lực phản ứng của VĐV
Phát ra các loại tín hiệu để VĐV làm các động tác phản ứng đơn giản tương ứng. Loại bài tập này có hiệu quả tương đối tốt đối với người mới học, có hiệu quả bình thường đối với VĐV có trình độ nhất định. Vì vậy, tốc độ phản ứng động tác đơn giản trong một chừng mực quyết định bởi mức độ thành thạo động tác của VĐV đối với động tác đáp trả tín hiệu và tình hình dự trữ các kỹ năng động tác.

+ Vận dụng phương pháp cảm giác vận động
Tập luyện bằng phương pháp cảm giác vận động có thể chia thành 3 giai đoạn: giai đoạn thứ nhất, cho VĐV dùng tốc độ nhanh nhất để phản ứng đáp trả đối với tín hiệu, sau đó nắm vững và biết được thời gian thực tế của bài tập phản ứng (nắm vững thời gian phản ứng của mình nhanh hay chậm); giai đoạn thứ hai, để VĐV tự phán đoán thời gian phản ứng của mình, đồng thời so sánh với thời gian huấn luyện viên đo được thực tế, nâng cao tính chính xác cảm giác thời gian cho VĐV; giai đoạn thứ ba, VĐV có thể đưa ra các phán đoán chính xác về cảm giác vận động, trên cơ sở đó tiến hành tập luyện và hoàn thành một phản ứng nào đó trong một thời gian quy định.

+ Bài tập mục tiêu di động
VĐV phải đưa ra các phản ứng nhanh chóng đối với các mục tiêu di động, nhìn chung cần phải trải qua 4 bước: cảm giác tín hiệu được phát ra của mục tiêu di động; phán đoán phương hướng và vị trí của mục tiêu và tốc độ di chuyển; lựa chọn phương án của bản thân và thực hiện phương án hành động. Trong đó rút ngắn thời gian ở bước thứ hai, thứ ba là trọng điểm nâng cao tốc độ phản ứng. Cùng với việc nâng cao trình độ huấn luyện, về mặt thiết kế mục tiêu di động cũng dần dần tăng thêm độ khó.

+ Bài tập mang tính chuyên môn
Ví dụ, VĐV thực hiện các động tác ứng đáp với phản ứng theo sự biến đổi các mức độ phức tạp, VĐV cố gắng làm các động tác phản ứng với môi trường đã thay đổi đột ngột hoặc tín hiệu phát ra đột ngột…. Ngoài ra, huấn luyện tâm lý cũng là nâng cao tốc độ phản ứng động tác đơn giản như huấn luyện tập trung sự chú ý, huấn luyện niệm động (ngồi tư duy động tác) trước khi hoàn thành bài tập,….

Đối với việc sử dụng bài tập phát triển tốc độ động tác, các nhà khoa học và huấn luyện của Trung Quốc và một số nước cho rằng có thể sử dụng các bài tập sau để phát triển tốc độ động tác. Lợi dụng lực trợ giúp bên ngoài có thể giúp VĐV nâng cao được tốc độ hoàn thành động tác, nhưng khi sử dụng lực trợ giúp cần nắm vững thời cơ trợ giúp và mức độ lớn nhỏ của lực, đồng thời lợi dụng ngôn ngữ để tăng thêm sự kích thích. Từ đó giúp VĐV có thể thể nghiệm và cảm giác tốt hơn lực trợ giúp, thông qua huấn luyện đạt được yêu cầu của tốc độ động tác.

Lợi dụng gia tốc của động tác hoặc sự biến đổi của dụng cụ để đạt được tác dụng hiệu quả sau đó nhằm nâng cao tốc độ động tác. Ví dụ, trong huấn luyện chạy, lợi dụng chạy xuống dốc có thể đạt được hiệu quả sau đó của gia tốc; tập luyện đẩy tạ, sử dụng đẩy tạ nặng trước sau đó đẩy tạ tiêu chuẩn.

* Các loại bài tập khác
Ví dụ sử dụng chạy dẫn đầu và các kích thích tín hiệu để nâng cao tốc độ động tác; Lợi dụng hiệu quả của chạy nước rút để đem giai đoạn gia tốc đưa vào tập luyện động tác chủ yếu, thu nhỏ không gian và thời gian hoàn thành bài tập, quy định chỉ tiêu tốc độ cao nhất và trình tự biến đổi tập luyện cũng như tập luyện trò chơi và tập luyện thi đấu,…

Để phát triển tốc độ di chuyển, các nhà khoa học và các huấn luyện viên cầu lông lại cho rằng, đối với VĐV cầu lông có thể sử dụng các loại bài tập sau:
Nâng cao trình độ sức mạnh cho VĐV là một trong những biện pháp quan trọng để phát triển tốc độ di chuyển cùng lúc với việc phát triển sức mạnh cơ bản còn phải chú trọng phát triển SMTĐ. Biện pháp huấn luyện phát triển sức mạnh cơ bản và phát triển SMTĐ phần lớn dùng ở các bài tập tốc độ di chuyển.

* Bài tập lặp lại động tác
Lặp lại động tác cũng là một trong những biện pháp huấn luyện chủ yếu để nâng cao tốc độ di chuyển vị trí. Cách làm cụ thể như sau: sử dụng cường độ lớn đến cường độ cực hạn để tiến hành tập luyện, nhưng cần chú ý sự biến đổi của cường độ. Không được phép cố định ở cường độ cực hạn. Thời gian của mỗi bài tập không nên quá dài, cần khống chế trong một phạm vi thời gian nhất định. Số lần lắp lại bài tập nhìn chung không nên quá nhiều để bảo đảm cho lượng vận động có thể tăng thêm số tổ bài tập để thực hiện.Thời gian nghỉ giữa của bài tập phát triển tốc độ di chuyển đủ đảm bảo cho cơ thể VĐV được hồi phục tương đối hoàn toàn, bảo đảm cho bài tập sau có thể cung cấp được các vật chất giàu năng lượng (ATP; CP).

3. KẾT LUẬN
Nội dung huấn luyện cầu lông hiện nay đòi hỏi phải phát triển đồng bộ nhiều yếu tố khác nhau, việc huấn luyện SMTĐ cho các VĐV cầu lông trẻ lại có một ý nghĩa quan trọng và không thể thiếu trong huấn luyện cầu lông hiện nay, bởi vì lối tấn công nhanh, mạnh trong thi đấu cầu lông rất đa dạng và biến hoá nên ảnh hưởng nhiều đến các động tác đánh cầu, di chuyển bước chân rất nhanh, mạnh, chính xác. Các bài tập SMTĐ trong thực tế huấn luyện cầu lông rất phong phú đa dạng, bao gồm các bài tập có cầu, các bài tập không cầu, các bài tập trò chơi và thi đấu… được chia thành các nhóm bài tập chính như: bài tập khắc phục lực cản – trọng lượng phụ; bài tập phát triển tốc độ động tác; bài tập với máy tập chuyên dụng; bài tập mang tính chuyên môn và một số loại bài tập khác.

Bài tập huấn luyện cho nam VĐV có rất nhiều, nhưng đối với môn Cầu lông, các bài tập phát triển sức mạnh tối đa và phát triển tốc độ động tác vẫn là những dạng bài tập chủ yếu trong công tác huấn luyện SMTĐ cho nam VĐV cầu lông lứa tuổi 14 – 16. Việc sử dụng các bài tập trên vào huấn luyện cho nam VĐV cầu lông lứa tuổi 14 – 16 đòi hỏi các huấn luyện viên, giáo viên phải nghiên cứu và sử dụng chúng một cách hệ thống và khoa học vào huấn luyện.
 

Facebook Comment

Similar threads

Trong đánh đơn, chiến lược cơ bản là gây sức ép di chuyển tối đa lên đối thủ của bạn. Điều này có nghĩa là bạn buộc phải nhanh chóng rút ngắn khoảng cách và thay đổi hướng đánh liên tục. Bằng...
Trả lời
0
Xem
877
Nhiều người thường không quan tâm đến kỹ thuật bỏ nhỏ cầu lông vì nghĩ rằng chúng là một kỹ thuật tấn công yếu. Tuy nhiên, nếu biết vận dụng hợp lý, bạn có thể ghi điểm nhờ những cú đánh này. Nếu...
Trả lời
0
Xem
856
Cầu lông là một bộ môn thể thao rất dễ chơi và phù hợp với mọi lứa tuổi. Để có thể chơi cầu lông hiệu quả nhất, đa dạng lối đánh thì người chơi cần phải luyện tập thêm kỹ thuật đánh cầu lông trái...
Trả lời
0
Xem
2K
Trước hết, cần phải nói kỹ thuật đập là 1 kỹ thuật liên hoàn, lực phát ra gọi là lực liên kết hay gọi là cộng lực cũng đúng, vì thế muốn đập được liên tục và đập được mạnh nhất thiết chúng ta phải...
Trả lời
0
Xem
1K
Phương pháp kỹ thuật đánh cầu của môn cầu lông bao gồm: đánh cầu cao, treo cầu, đập cầu, vê cầu, đẩy cầu, móc cầu, tạt cầu, cắt cầu, hất cầu. Mỗi loại kỹ thuật lại có thể chia thành cách đánh cầu...
Trả lời
0
Xem
2K

Thống kê

Thành viên trực tuyến
0
Khách ghé thăm
70
Tổng số truy cập
70

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
2,659
Bài viết
2,674
Thành viên
140
Thành viên mới nhất
nhathuoc247
Bên trên