Có gì mới?

Welcome to Diễn Đàn Lông Thủ Việt Nam

Join us now to get access to all our features. Once registered and logged in, you will be able to create topics, post replies to existing threads, give reputation to your fellow members, get your own private messenger, and so, so much more. It's also quick and totally free, so what are you waiting for?

Hình thức – phương pháp thi đấu trong cầu lông

nguyenac

Administrator
Tham gia
26/5/18
Bài viết
284
Điểm tương tác
0
Điểm
16
Tuổi
39
Địa chỉ
Phú Yên
Chơi thuận tay
  1. Phải
Ngôn ngữ
  1. Tiếng Việt
  2. Tiếng Anh
Chiều cao
165 cm
A. HÌNH THỨC THI ĐẤU
+ Thi đấu cá nhân: Căn cứ vào thành tích của từng đấu thủ để xác định thứ hạng người trong giải.
+ Thi đấu đồng đội: Kết quả thi đấu đồng đội phụ thuộc vào số điểm trận thắng thua của từng đấu thủ trong đội cộng lại để xác định vị trí của đội trong giải.
+ Thi đấu cá nhân - đồng đội: Thành tích của từng đấu thủ trong đội vừa được tính để xếp hạng cho cá nhân đấu thủ vừa được tổng hợp lại để tính thành tích cho đồng đội.

B. PHƯƠNG PHÁP THI ĐẤU
Có 2 phương pháp thi đấu cơ bản: đấu vòng tròn và đấu loại trực tiếp. Ngoài ra còn phương pháp thi đấu hỗn hợp: vận dụng cả đấu loại trực tiếp và đấu vòng tròn.
1. Phương pháp đấu vòng tròn
Mỗi đội lần lượt gặp nhau, phương pháp này có ưu điểm là có thể xác định một cách chính xác trình độ của các đội (đấu thủ). Xếp hạng một cách công bằng tránh được hiện tượng “may rủi” hoặc các đội khá loại nhau ngay từ đầu. Song nhược điểm là thời gian kéo dài, trận đấu nhiều, công tác tổ chức và trọng tài tốn nhiều công phu.

Thi đấu vòng tròn 3 loại: Vòng tròn đơn (mỗi đội, đấu thủ lần lượt gặp nhau một lần); vòng tròn kép (mỗi đội, đấu thủ lần lượt gặp nhau 2 lần); vòng tròn chia bản (các đội, đấu thủ tham dự được chia ra từng bảng và trong bảng đấu thủ, các đội đấu vòng tròn. Các đội, đấu thủ đầu bảng vào đấu chung kết chọn đội vô địch).
Thi đấu vòng tròn đơn:
Cách tính số trận và vòng đầu:
- Tính số trận theo công thức: X = (A x (A-1))/2
Trong đó: X là tổng số trận đấu.
A là đội (đấu thủ) tham gia thi đấu.
• Tính vòng đấu theo công thức:
D = A – 1 (nếu số đội, đấu thủ tham gia thi đấu là một số chẵn).
D = A (nếu số đội, đấu thủ tham gia thi đấu là một số lẻ).
Ví dụ 1: Có 6 đội tham gia thi đấu
- Tổng số trận đấu là:
X = (6 x (6-1))/2 = 15 trận
- Số vòng đấu là: D = 6 – 1 = 6 vòng.
Ví dụ 2: Có 9 cầu thủ tham gia thi đấu:
- Tổng số trận đấu là: X = ( 9 x (9-1))/2 = 36 trận
- Số vòng đấu là: D = 9 vòng.
Nếu thi đấu vòng tròn kép thì tổng số trận đấu và tổng số vòng đấu tăng lên gấp đôi.
Cách vạch biểu đồ xác định thứ tự trận đấu, vòng đấu để theo dõi kết quả thi đấu:
+ Trường hợp số đội, đấu thủ tham gia là một số chẵn.
bieudothidau.700x0.jpg



Cách làm:
1. Xác định số vòng đấu theo công thức: D = A – 1
2. Cho các đội, cầu thủ bốc thăm chọn số, lấy một số cố định và lần lượt đặt các số theo thứ tự ngược với chiều kim đồng hồ từ phía dưới số cố định. Các vòng đấu sau mỗi vòng chuyển xuống một số theo ngược chiều kim đồng hồ đến hết lượt.

Biểu đồ thi đấu: 5 vận động viên (đội)
bieudothidau5.700x0.jpg



Cách làm:
1. Xác định số vòng đấu theo công thức: D = A.
2. Lấy x cố định, nếu đội, đấu thủ nào gặp x coi như được nghỉ, còn lại cách làm như biểu đồ 6 vận động viên (đội).
Thi đấu vòng tròn kép:
Cách vạch biểu đồ thi đấu cũng giống như thi đấu vòng tròn đơn, nhưng mỗi đội, đấu thủ gặp nhau 2 lần (mỗi lượt đi và một lượt về).
Thi đấu vòng tròn chia bảng:
Trường hợp số đội, đấu thủ tham gia đông nhưng ít thời gian thì dùng hình thức đấu vòng chia bảng. Thứ tự đó như sau:
- Chia đều số đội, đấu thủ tham gia vào nhiều bảng.
- Các đội cùng bảng bốc thăm chọn số của đội mình rồi lập biểu đồ thi đấu trong từng bản, các đội cùng bảng thi đấu vòng tròn xếp thứ tự trong bảng.
- Các đội đứng đầu các bảng đấu vòng tròn với nhau chọn đội vô địch.
Chú ý: Khi chia bảng, Ban tổ chức nên dựa vào thành tích của các đội (đấu thủ) đã đạt được ở giải trước chọn làm hạt nhân (kể cả đơn vị đăng cai) để chia đều các bảng, tránh dồn các đội khá vào một bảng.

2. Phương pháp thi đấu loại
Trong quá trình thi đấu, nếu đội, đấu thủ nào thua 1 trận (đấu loại trực tiếp 1 lần thua) hoặc 2 trận (trong đấu loại trực tiếp 2 lần thua) sẽ không được thi đấu nữa.
Phương pháp này có thể rút ngắn được thời gian, song khó đánh giá chính xác trình độ thực tế của từng đội đấu thủ.

Đấu loại 1 lần thua:
Đội, đấu thủ nào thua 1 trận sẽ bị loại khỏi cuộc đấu.
Cách lập sơ đồ theo dõi cuộc đấu:
+ Nếu số đội, đấu thủ tham gia thi đấu là một số đúng với 2n (2, 4, 8, 16, 32…) thì sơ đồ thi đấu được vạch ra rất dễ dàng. Từng cặp 2 đội, đấu thủ sẽ gặp nhau ngay ngày thứ nhất. Lúc này chỉ cần chọn các hạt nhân đưa vào đầu, cuối, giữa đi lên và giữa đi xuống của sơ đồ, còn các đội khác cho bốc thăm vào các bảng thi đấu.
Ví dụ: Vạch sơ đồ bảng thi đấu cho 8 đội, đấu thủ:
sodo.700x0.jpg



+ Nếu tổng số tham gia không đúng với một số là 2n thì sẽ có mọt số đội phải tham gia thi đấu vòng đầu (vòng 1) để vòng 2 còn lại số đội, đấu thủ đúng với 2n. Công thức tính như sau:
X = (A – 2n) 2
Trong đó: X là số đội, đấu thủ tham gia thi đấu vòng đầu.
A là tổng số đội, đấu thủ tham gia giải.
2 là cơ số
n là luỹ thừa (2n< A)
Ví dụ: Vạch sơ đồ thi đấu cho 11 đội, đấu thủ.
- Số đấu thủ phải tham gia thi đấu vòng đầu là:
X = (11 – 23) 2 = 6 đấu thủ.
Còn 5 VĐV được đợi để thi đấu vòng 2.
Tổng số trận đấu trong phương pháp thi đấu loại trực tiếp một trận thua bằng số đội, đấu thủ tham gia trừ đi 1.
Y = A – 1
sodo2.700x0.jpg



Đấu loại 2 lần thua:
Đội, đấu thủ nào thua 2 trận sẽ bị loại ngay khỏi cuộc thi. Phương pháp thi đấu này phần nào khắc phục được sự “may rủi” và cho phép xác định trình độ thứ hạng của các đội, đấu thủ tương đối chính xác. Tuy nhiên việc lập sơ đồ và theo dõi các trận đấu khá phức tạp, đòi hỏi phải tỉ mỉ, chu đáo.

Cách lập sơ đồ theo dõi kết quả thi đấu gồm 2 phần:
a. Đầu tiên, tất cả các đội, đấu thủ tham gia giải đều xếp vào một sơ đồ giống như sơ đồ thi đấu loại một lần thua. Sơ đồ này gọi là sơ đồ A (sơ đồ chính), các đội, đấu thủ thắng (chưa thua lần nào) sẽ thi đấu ở sơ đồ này.
b. Sau vòng đấu đầu tiên, các đội thua được xếp xuống sơ đồ B (sơ đồ phụ), sơ đồ này gồm các đội, đấu thủ đã bị thua 1 lần. Đội, đấu thủ nào thua thêm 1 lần nữa ở sơ đồ B sẽ bị loại. Các đội, đấu thủ ở sơ đồ A bị thua ở vòng đấu nào thì được xếp vào sơ đồ B ở vòng đấu tương ứng.
Đội, đấu thủ thắng liên tục ở sơ đồ A sẽ gặp đội, đấu thủ thắng liên tục ở sơ đồ B và nếu đội, đấu thủ ở sơ đồ A lại thắng thì sẽ là vô địch. Nếu đội, đấu thủ ở sơ đồ B thắng thì phải đấu thêm một lần nữa (vì đội, đấu thủ ở sơ đồ A mới thua một lần, bằng số lần thua của đội, đấu thủ ở sơ đồ B), trong trận này đội, đấu thủ ở sơ đồ nào thắng thì sẽ vô địch.

- Tổng số trận đấu trong phương pháp đấu loại 2 lần thua là:
Y = (A x 2) – 2
Trong đó: Y là tổng số trận đấu.
A là số đội tham gia giải
- Nếu tổng số đội, đấu t
- hủ tham gia giải không đúng với một số là 2n (A # 2n), thì cách tính cũng giống nhưn đấu loại một lần thua.
Ví dụ: Vạch sơ đồ thi đấu hai lần thua cho 8 đấu thủ:
sodoab.700x0.jpg



Thi đấu hỗn hợp
Phương pháp thi đấu này tổng hợp cả hai phương pháp trên. Có thể giai đoạn đầu chia bảng thi đấu vòng tròn, giai đoạn sau đan chéo, hoặc giai đoạn đầu đấu trực tiếp, giai đoạn sau còn 4 đội (đấu thủ) đấu vòng tròn…
Chú ý: Tổ chức theo điều lệ giải quy định.
Thể thức thi đấu đồng đội nam “Cúp THOMAS” và đồng đội nữ “Cúp UBER”

1. Các đội tham gia thi đấu đồng đội nam hoặc đồng đội nữ, được phép đăng ký từ 4 – 6 VĐV. Căn cứ vào số lượng VĐV của các đội đăng ký tham dự, ban tổ chức dựa vào Điều lệ của giải và Luật thi đấu để xếp thi đấu đơn, đôi như sau:
Nếu 4 VĐV được phép xếp 6 đôi và 4 đơn.
Nếu 5 VĐV được phép xếp 10 đôi và 5 đơn.
Nếu 6 VĐV được phép xếp 15 đôi và 6 đơn.

2. Trước trận đấu 30 phút, các lãnh đội phải nộp cho Ban tổ chức giải danh sách đăng ký thi đấu đồng đội của đội mình theo thứ tự cụ thể như sau:
- Trận đơn thứ nhất: (Tên VĐV)
- Trận đơn thứ hai: (Tên VĐV)
- Trận đơn thứ ba: (Tên VĐV)
- Trận đơn thứ nhất: (Tên VĐV)
- Trận đơn thứ hai: (Tên VĐV)

3. Mỗi VĐV chỉ được phép tham gia thi đấu 1 trận đơn và 1 trận đôi.

4. Các đội phải xếp vị trí trong bảng đăng ký của đơn vị mình theo nguyên tắc các VĐV (đôi) mạnh ở phía trên. (Ở Việt Nam lấy kết quả của giải vô địch, Thế giới lấy thứ tự xếp hạng của IBF).

5. Trên cơ sở danh sách đăng ký của các đội, Ban Tổ chức sẽ quyết định thi đấu đồng đội ở 1 trong 8 trường hợp theo nguyên tắc tránh cho các VĐV phải thi đấu hai trận liên tiếp, hoặc phải thi đấu trận đôi trước trận đơn, cụ thể như sau:
- Trường hợp 1: Trận đơn thứ nhất - trận đôi thứ nhất - trận đơn thứ hai - trận đôi thứ hai - trận đơn thứ ba.
- Trường hợp 2: Trận đơn thứ nhất - trận đôi thứ hai - trận đơn thứ hai - trận đôi thứ nhất - trận đơn thứ ba.
- Trường hợp 3: Trận đơn thứ nhất - trận đơn thứ hai - trận đôi thứ nhất - trận đơn thứ ba - trận đôi thứ hai.
- Trường hợp 4: Trận đơn thứ nhất - trận đơn thứ hai - trận đôi thứ hai - trận đơn thứ ba - trận đôi thứ nhất.
- Trường hợp 5: Trận đơn thứ nhất - trận đơn thứ hai - trận đơn thứ ba - trận đôi thứ nhất - trận đôi thứ hai.
- Trường hợp 6: Trận đơn thứ nhất - trận đơn thứ hai - trận đơn thứ ba - trận đôi thứ hai - trận đôi thứ nhất.
- Trường hợp 7: Trận đơn thứ nhất - trận đôi thứ nhất - trận đơn thứ hai - trận đơn thứ ba - trận đôi thứ hai.
- Trường hợp 8: Trận đơn thứ nhất - trận đôi thứ hai - trận đơn thứ hai - trận đơn thứ ba - trận đôi thứ nhất.

Trong đăng ký danh sách của các đội, nếu cả 8 trường hợp nêu trên đều không thoả mãn, Ban tổ chức sẽ lựa chọn trường hợp thứ 5, với điều kiện giữa hai trận đấu mà VĐV phải thi đấu liên tiếp sẽ được nghỉ giữa 30 phút.
* Trong thi đấu giải đồng đội, đội nào thắng 3 trận thì đội đó thắng cuộc. Song Điều lệ thi đấu hiện nay của IBF và của Việt Nam: thắng, thua đều phải thi đấu cả 5 trận.
 

Facebook Comment

Similar threads

  • Dán lên cao
Các luật chính thức được ban hành bởi Liên đoàn Cầu lông Thế giới (BWF). Bạn có thể tìm thấy các luật chính thức mới nhất tại trang web của BWF https://corporate.bwfbadminton.com/statutes/ ...
Trả lời
0
Xem
761
  • Dán lên cao
Para Badminton là môn Cầu lông dành cho các vận động viên có nhiều khuyết tật về thể chất. Môn này lần đầu tiên xuất hiện chính thức với tư cách là một môn thể thao Paralympic tại Thế vận hội...
Trả lời
0
Xem
517
Có 3 loại thẻ phạt trong cầu lông là vàng,đỏ và đen. 1. Cơ sở áp dụng thẻ phạt: (A) Điều 15: Cầu không trong cuộc Một quả cầu là không trong cuộc khi: 15.1. Cầu chạm vào lưới hay cột lưới và bắt...
Trả lời
0
Xem
2K
Luật giao cầu hiện tại gần như đã hoàn thiện, tuy nhiên vẫn có một số vấn đề trong thi đấu. Hôm nay mình chia sẻ cho các bạn chưa biết thêm một vài thông tin để chúng ta rõ hơn khi giao lưu hoặc...
Trả lời
0
Xem
1K
  • Dán lên cao
PHẦN I : LUẬT THI ĐẤU CẦU LÔNG ĐIỀU I: SÂN ĐẤU 1.1. Sân là một hình chữ nhật như trong sơ đồ “A” (trừ trường hợp trong điều 1.5) và kích thước ghi trong sơ đồ đó, các vạch kẻ rộng 40mm. 1.2. Các...
Trả lời
3
Xem
2K

Thống kê

Thành viên trực tuyến
0
Khách ghé thăm
129
Tổng số truy cập
129

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
2,659
Bài viết
2,674
Thành viên
140
Thành viên mới nhất
nhathuoc247
Bên trên Bottom