Có gì mới?

Welcome to Diễn Đàn Lông Thủ Việt Nam

Join us now to get access to all our features. Once registered and logged in, you will be able to create topics, post replies to existing threads, give reputation to your fellow members, get your own private messenger, and so, so much more. It's also quick and totally free, so what are you waiting for?

Shuttle Time - Sổ tay giáo viên - Quản lý nhóm khi huấn luyện

nguyenac

Administrator
Tham gia
26/5/18
Bài viết
284
Điểm tương tác
0
Điểm
16
Tuổi
39
Địa chỉ
Phú Yên
Chơi thuận tay
  1. Phải
Ngôn ngữ
  1. Tiếng Việt
  2. Tiếng Anh
Chiều cao
165 cm
TapChiICT.Com-STGV_TaiLieuGiangDay.jpg


A/ Tổng quát

Trong Sổ tay giáo viên, phần Quản lý nhóm khi huấn luyện sẽ cung cấp ý niệm ban đầu trong việc giảng dạy cầu lông cho một nhóm lớn các trẻ, trong đó tập trung vào những yêu cầu như an toàn, tổ chức tập luyện và quản lý nhóm. Phần Quản lý nhóm khi huấn luyện hy vọng giúp người đọc hiểu rõ hơn:

- Những yếu tố động viên trẻ;
- Cách tổ chức nhóm trẻ khi huấn luyện cầu lông;
- Tầm quan trọng của thực hành theo nhóm;
- Giữ an toàn cho trẻ trong khi huấn luyện;

A/ Động viên trẻ

Các bài học đều bắt đầu bằng những động tác khởi động. Những động tác này vừa có tính cách vui vẻ, vừa có tính cách thử thách sức lực của trẻ ở nhiều mức độ khác nhau. Các bài tập và những trò chơi vận động nên được kết hợp càng nhiều càng tốt để động viên trẻ.

Các thày huấn luyện nên chú ý các yếu tố có tính động viên sau đây:

- Nên áp dụng một mức tập luyện phù hợp lứa tuổi và năng lực của trẻ;
- Giao cho trẻ nhiều nhiệm vụ tập luyện khác nhau;
- Tập những bài tập mà trẻ có thể thực hiện thành công;
- Tập luyện bài tập với bạn hay với đội, nhóm;
- Giao cho trẻ thực hiện những nhiệm vụ có tính thử thách, nhưng không tạo áp lực quá lên trẻ;
- Có những công cụ tập luyện gây hứng thú;
- Có đủ vợt, cầu và khoảng trống để tập luyện.

B/ Huấn luyện cho nhóm lớn

Môn cầu lông cần có khoảng trống và điều quan trọng cần chú ý là việc quản lý nhóm trẻ trong những buổi tập. Sau đây là một vài ý tưởng tổ chức tập luyện có hiệu quả cho nhóm có nhiều trẻ cùng lúc.

1. Không có lưới, không có sân (NO Net NO Court)

- Nhiều bài tập, đặc biệt là những bài tập trong 10 bài nhập môn, không đòi hỏi phải có sân cầu hay có lưới;
- Có thể dùng những đường kẻ vạch (cho các môn thể thao khác) trên sân;
- Cũng có thể dùng thêm bút đánh dấu, băng dán hay phấn để phân chia những khu vực tập luyện trong nhà tập luyện thể thao;
- Những "mục tiêu" như những cái vòng, cái chụp, hay hộp có thể sử dụng cho trẻ thực tập mà không cần đường kẻ sân.

Ví dụ: Tập giao cầu trái tay (backhand serve practice)

Trẻ sẽ tập giao cầu trái tay vào một cái rổ hay cái khăn. Nhiều đứa trẻ có thể đứng quanh cái rổ hay cái khăn, cách xa một khoảng như nhau, và cùng lúc tập giao cầu vào rổ (hay vào khăn).

2. Thay đổi kích thước sân cầu (Changing court size)

Thay đổi kích thước sân cầu ở đây chủ yếu là làm ngắn lại (cho phù hợp sức của trẻ). Sân nhỏ (ngắn) hơn sẽ giúp trẻ dễ dàng "quán xuyến" sân cầu hơn và giúp trẻ có thể đánh cầu qua lại liên tục lâu hơn mà không bị lỗi.

Ý tưởng "làm ngắn" sân cầu không phải là "vẽ lại" sân cầu ngắn hơn mà chỉ đơn giản là cho trẻ tập theo chiều ngang của sân cầu là đủ. Điều này khiển trẻ được tập trong một không gian vừa sức đồng thời lại có thể có chỗ cho nhiều trẻ được tập cùng lúc.

3. Sử dụng những khoảng trống giữa các sân cầu hay ngoài sân cầu (space between/behinds the court)

Trong khi những đửa trẻ đang tập trong sân cầu, thày giáo có thể tận dụng những khoảng trống giữa hai sân hay phía ngoài sân cầu (hai đầu sân) cho những trẻ khác tập kỹ thuật. Cũng có thể căng dây hay vạch mức trên tường (giả làm mức lưới); hay đánh dấu điểm mốc trên tường để trẻ tập kỹ thuật (ví dụ giao cầu vào điểm mốc).

4. Các bài tập - Bốn hay nhiều hơn người chơi trên một sân cầu

Có nhiều cách tận dụng mặt bằng sân tập:
TapChiICT.Com-STGV_QuanLyNhom1.jpg

- Sân 1 (court 1): 16 đứa trẻ có thể tập đánh cầu qua lại, không cần dùng lưới.
- Sân 2 (court 2): 14 trẻ đang tập, trong đó có 6 trẻ (3 cặp) đang tập đánh cầu với lưới, 8 trẻ còn lại (mỗi d8ầu sân 2 cặp) đang tập không cần lưới.
- Sân 3 (court 3): 8 người chơi trong sân (có thể chia ra từng hai cặp chơi cầu ngắn với nhau, từng hai cặp chơi cầu dài với nhau). Ngoài sân 4 người chơi khác đang tập kỹ thuật với mục tiêu đánh dấu trên tường, hay tập bài tập nâng cao thể lực.

Các khoảng trống giữa các sân cầu có thể được tận dụng để cho các cặp trẻ khác tập luyện. Có thể căng dây ngang mức lưới để trẻ tập những kỹ thuật có liên quan đến lưới.

5. Tập theo từng cặp hay nhóm 3 người (pairs or group of three)

6. Tổ chức tập luyện theo từng khoảng thời gian (organise with intervals)

Mỗi nhóm trẻ sẽ tập trong một khoảng thời gian trong sân. Sau đó thay nhóm trẻ khác đang tập ở ngoài sân vào. Việc thay đổi này kèm theo thay đổi tập kỹ thuật khác (cho phù hợp khi ở trong sân hay ngoài sân). Cũng có khi chỉ đơn giản là cho trẻ nghỉ để lấy lại sức.

7. Thày giáo hay trẻ em sẽ nâng cầu

Trong quá trình tập luyện, người chơi cần có thày giáo hay bạn tập nâng cầu (feeding shuttle) để tập. Động tác nâng này sẽ được thực hiện bằng cách dùng tay quăng cầu (throwing) hay dùng vợt đánh cầu (hitting).

Nâng cầu là một động tác quan trọng để trẻ có thể tập luyện kỹ thuật được tốt. Do đó người làm nhiệm vụ nâng cầu (feeder) nên tập luyện kỹ thuật này thành thạo từ trước.

C/ Kỹ năng nâng cầu (feeding skills)

Kỹ năng nâng cầu với độ chính xác và tốc độ nhất định rất quan trọng trong tập luyện cầu lông. Có thể nói thày giáo cầu lông phải sử dụng kỹ thuật này rất nhiều.

Cầu lông là một môn thể thao chủ yếu mang tính cách cá nhân, chứ không phải là một môn chơi đồng đội (như bóng đá hay bóng chuyền). Tuy nhiên để tập luyện, người chơi vẫn cần có đồng đội. Và do vậy, để giúp nhau cùng tập luyện người chơi nào cũng nên tập kỹ thuật nâng cầu để nâng cầu tập cho nhau chứ không chỉ trông chờ vào thày giáo. Những đứa trẻ cũng nên được hướng dẫn cách nâng cầu như thế nào cho tốt để nâng câu cho bạn có thể tập luyện được.

Ngoài ra cũng nên tập kỹ năng nâng cầu liên tục (multi-feeding), với một tay cầm một lố cầu (10-15 cái), một tay ném cầu liên tục theo một tốc độ nào đó cho người tập. Mục đích của việc nâng cầu liên tục nhằm tạo cho người tập một phản xạ tức thời và liên tục trong việc đánh trả.

D/ An toàn khi tập luyện

- Cần chú ý cầu nằm vương vãi trên sân có thể làm trẻ vấp té khi trẻ đang tập luyện hay đang chơi.
- Bảo đảm có đủ khoảng trống cần thiết (trước sau và hai bên) khi trẻ tập kỹ thuật, tránh để bị va chạm vợt.
- Bảo đảm đủ khoảng trống cho người nâng cầu và người tập luyện đánh trả cầu không bị va chạm vào người khác.
 

Facebook Comment

Similar threads

  • Dán lên cao
Giáo trình huấn luyện cầu lông được giới thiệu sau đây dựa trên Shuttle Time của Liên đoàn Cầu lông Thế giới. Shuttle Time là một kiểu giáo trình huấn luyện tự học (self-study training courses)...
Trả lời
0
Xem
2K
A/ Tổng quát Nội dung giảng dạy của Shuttle Time sẽ bao gồm các phần (modules), và bài học (lessons) được phân chia như sau: - Module 5: 10 Starter lessons - 10 bài học khởi đầu (được đánh số từ...
Trả lời
0
Xem
1K
Trong Sổ tay giáo viên, phần Các bài tập phát triển thể chất sẽ cung cấp cái nhìn tổng thể về những kỹ năng thể chất (physical skills) sẽ được phát triển trong từng phần huấn luyện của chương...
Trả lời
0
Xem
1K
  • Dán lên cao
A/ Thumb grip (tư thế cầm vợt dựa vào vị trí của ngón tay cái) Thumb grip là tư thế cầm vợt cơ bản, thường được sử dụng trong các cú đánh: đánh trái tay từ phía trước (backhand stroke in front...
Trả lời
0
Xem
2K
Mục tiêu và phương tiện của bài học: {tbody} {tr} {th}Mục tiêu của giáo viên{/th} {th}Mục tiêu của học sinh{/th} {/tr} {tr} {td}- Giới thiệu kỹ thuật nâng cầu cao trái tay ở khu vực gần vùng...
Trả lời
0
Xem
1K

Thống kê

Thành viên trực tuyến
0
Khách ghé thăm
145
Tổng số truy cập
145

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
2,659
Bài viết
2,674
Thành viên
140
Thành viên mới nhất
nhathuoc247
Bên trên Bottom