Đan Mạch- Một quốc gia nằm ở Bắc Âu, với dân số gần 6 triệu người. Trong môn cầu lông Đan Mạch nhiều vận động viên nằm trong top 50 bảng xếp hạng cầu lông thế giới. Quốc gia này đã giành được 9 huy chương Olympic, trở thành quốc gia châu Âu mạnh nhất trong môn thể thao này.
So với Ấn Độ chỉ với dân số 1,3 tỷ người cũng có cùng số lượng vận động viên trong bảng xếp hạng thế giới. nhưng chỉ giành được 3 huy chương Olympic ở môn cầu lông.
Quốc gia có dân số chưa đến 6 triệu người này tự hào có một số vận động viên hàng đầu thế giới trong môn cầu lông với vận động viên leo đến top số 1 thế giới, Victor Axelson. Đan Mạch hiện là quốc gia châu Âu duy nhất giành được huy chương vàng Olympic và tạo ra sự cạnh tranh với các nước châu Á.
Vậy đâu là lý do Đan Mạch có được sự mạnh mẽ này?
Hệ thống các câu lạc bộ
Hệ thống các câu lạc bộ là giúp làm nên thành công của cầu lông ở Đan Mạch. Với cách làm này, các vận động viên tương tác và thi đấu với nhiều người chơi khác nhau, bao gồm cả những người có kỹ thuật trình độ cao hơn nhiều. Hiệp hội cầu lông Đan Mạch bắt đầu với 6 câu lạc bộ khi thành lập vào năm 1930. Hiện nay, hiệp hội có trên 700 câu lạc bộ với tổng số hơn 94.000 thành viên trên toàn quốc. Các câu lạc bộ này được tổ chức rất tốt và đào tạo cho hầu hết các thành viên của mình. Mỗi câu lạc bộ đều có ít nhất một huấn luyện viên có trình độ đào tạo theo nhóm hoặc cá nhân.
Mục tiêu của tất cả các câu lạc bộ là đạt được Giải đấu đồng đội Đan Mạch, nhiều giải hơn cho người chơi ở mọi lứa tuổi và trình độ. Nhiều giải đấu được tổ chức cho các vận động viên với trung tâm huấn luyện quốc gia bắt đầu từ độ tuổi 9 hoặc 11. Họ cũng đã xây dựng một trung tâm đào tạo quốc gia tại Copenhagen, nơi tất cả các vận động viên giỏi nhất gặp nhau để đáp ứng nhu cầu đào tạo của họ dưới sự hướng dẫn của 4 huấn luyện viên.
Có 6 trung tâm tài năng khu vực cung cấp chương trình đào tạo bổ sung cho các vận động viên trẻ xuất sắc nhất ngoài chương trình đào tạo câu lạc bộ thông thường. Ngoài ra, những vận động viên trẻ xuất sắc nhất này được luyện tập tại một trong hai trung tâm ưu tú được đào tạo hàng tuần.
Thời tiết
Thời tiết ở Đan Mạch lạnh quanh năm khiến người dân không muốn chơi các môn thể thao ngoài trời. Vì cầu lông là môn thể thao trong nhà nên phần lớn người dân đổ xô đến các câu lạc bộ khác nhau để chơi môn thể thao này.
Chương trình đào tạo huấn luyện viên
Đan Mạch tổ chức chương trình đào tạo huấn luyện viên mở rộng. Họ liên tục giúp tất cả các câu lạc bộ đào tạo huấn luyện viên của mình. Các hướng dẫn đào tạo được phân phối cho các câu lạc bộ để có thể sử dụng các kỹ thuật cầu lông phù hợp. Trong đó "chiến lược và chương trình phát triển tài năng", cung cấp thông tin và hướng dẫn cho các câu lạc bộ cầu lông đầy tham vọng nhất để tạo ra một môi trường đào tạo phát triển và thú vị.
Văn hóa giải đấu đồng đội
Giải cầu lông Đan Mạch là giải đấu đồng đội quốc gia được tổ chức giữa tất cả các câu lạc bộ cầu lông tại Đan Mạch. Đội nào chiến thắng giải đấu sẽ đủ điều kiện tham dự Cúp châu Âu. Giải đấu đã được tổ chức từ những năm 1930, trong đó các vận động viên tham gia và thi đấu theo cùng một cấp độ tuổi. Hơn nữa, các hạng mục bắt đầu từ giải đấu đồng đội U9 đến +50.
Vận động viên đỉnh cao
Đan Mạch tự hào có các Vận động viên nổi tiếng nhiều thành tích như Peter Gade, Jan O Jorgenson, Tine Rasmussen đã truyền cảm hứng cho nhiều người khác tham gia môn cầu lông. Những cựu VĐV này đã chuyển sang làm huấn luyện viên, cũng giúp ích rất nhiều cho thế hệ trẻ phát triển. Học viện cầu lông Peter Gade là một trong những học viện cầu lông tốt nhất trên thế giới.
Các quốc gia khác có thể học được gì từ Đan Mạch?
Cơ cấu cầu lông ở Đan Mạch được hưởng lợi tối đa nhờ vào các tình nguyện viên của mình. Tương tự như vậy, một chương trình tình nguyện viên mạnh mẽ ở các quốc gia khác nhau có thể giúp tăng cường đào tạo và phát triển cầu lông trong nước.
Một hệ thống câu lạc bộ phù hợp là thứ sẽ thúc đẩy người chơi ở mọi lứa tuổi cống hiến hết mình và mang lại kỷ luật cho toàn bộ hệ thống.
Tạo ra các giải đấu địa phương có tổ chức phù hợp cho mọi lứa tuổi. Nhưng vẫn phải có chế độ ưu tiên đào tạo và phát triển huấn luyện viên và trẻ em để duy trì và phát triển môn cầu lông. Tre già thì măng mọc, cần định hướng phát triển cho thế hệ kế cận.
So với Ấn Độ chỉ với dân số 1,3 tỷ người cũng có cùng số lượng vận động viên trong bảng xếp hạng thế giới. nhưng chỉ giành được 3 huy chương Olympic ở môn cầu lông.
Quốc gia có dân số chưa đến 6 triệu người này tự hào có một số vận động viên hàng đầu thế giới trong môn cầu lông với vận động viên leo đến top số 1 thế giới, Victor Axelson. Đan Mạch hiện là quốc gia châu Âu duy nhất giành được huy chương vàng Olympic và tạo ra sự cạnh tranh với các nước châu Á.
Vậy đâu là lý do Đan Mạch có được sự mạnh mẽ này?
Hệ thống các câu lạc bộ
Hệ thống các câu lạc bộ là giúp làm nên thành công của cầu lông ở Đan Mạch. Với cách làm này, các vận động viên tương tác và thi đấu với nhiều người chơi khác nhau, bao gồm cả những người có kỹ thuật trình độ cao hơn nhiều. Hiệp hội cầu lông Đan Mạch bắt đầu với 6 câu lạc bộ khi thành lập vào năm 1930. Hiện nay, hiệp hội có trên 700 câu lạc bộ với tổng số hơn 94.000 thành viên trên toàn quốc. Các câu lạc bộ này được tổ chức rất tốt và đào tạo cho hầu hết các thành viên của mình. Mỗi câu lạc bộ đều có ít nhất một huấn luyện viên có trình độ đào tạo theo nhóm hoặc cá nhân.
Mục tiêu của tất cả các câu lạc bộ là đạt được Giải đấu đồng đội Đan Mạch, nhiều giải hơn cho người chơi ở mọi lứa tuổi và trình độ. Nhiều giải đấu được tổ chức cho các vận động viên với trung tâm huấn luyện quốc gia bắt đầu từ độ tuổi 9 hoặc 11. Họ cũng đã xây dựng một trung tâm đào tạo quốc gia tại Copenhagen, nơi tất cả các vận động viên giỏi nhất gặp nhau để đáp ứng nhu cầu đào tạo của họ dưới sự hướng dẫn của 4 huấn luyện viên.
Có 6 trung tâm tài năng khu vực cung cấp chương trình đào tạo bổ sung cho các vận động viên trẻ xuất sắc nhất ngoài chương trình đào tạo câu lạc bộ thông thường. Ngoài ra, những vận động viên trẻ xuất sắc nhất này được luyện tập tại một trong hai trung tâm ưu tú được đào tạo hàng tuần.
Thời tiết
Thời tiết ở Đan Mạch lạnh quanh năm khiến người dân không muốn chơi các môn thể thao ngoài trời. Vì cầu lông là môn thể thao trong nhà nên phần lớn người dân đổ xô đến các câu lạc bộ khác nhau để chơi môn thể thao này.
Chương trình đào tạo huấn luyện viên
Đan Mạch tổ chức chương trình đào tạo huấn luyện viên mở rộng. Họ liên tục giúp tất cả các câu lạc bộ đào tạo huấn luyện viên của mình. Các hướng dẫn đào tạo được phân phối cho các câu lạc bộ để có thể sử dụng các kỹ thuật cầu lông phù hợp. Trong đó "chiến lược và chương trình phát triển tài năng", cung cấp thông tin và hướng dẫn cho các câu lạc bộ cầu lông đầy tham vọng nhất để tạo ra một môi trường đào tạo phát triển và thú vị.
Văn hóa giải đấu đồng đội
Giải cầu lông Đan Mạch là giải đấu đồng đội quốc gia được tổ chức giữa tất cả các câu lạc bộ cầu lông tại Đan Mạch. Đội nào chiến thắng giải đấu sẽ đủ điều kiện tham dự Cúp châu Âu. Giải đấu đã được tổ chức từ những năm 1930, trong đó các vận động viên tham gia và thi đấu theo cùng một cấp độ tuổi. Hơn nữa, các hạng mục bắt đầu từ giải đấu đồng đội U9 đến +50.
Vận động viên đỉnh cao
Đan Mạch tự hào có các Vận động viên nổi tiếng nhiều thành tích như Peter Gade, Jan O Jorgenson, Tine Rasmussen đã truyền cảm hứng cho nhiều người khác tham gia môn cầu lông. Những cựu VĐV này đã chuyển sang làm huấn luyện viên, cũng giúp ích rất nhiều cho thế hệ trẻ phát triển. Học viện cầu lông Peter Gade là một trong những học viện cầu lông tốt nhất trên thế giới.
Các quốc gia khác có thể học được gì từ Đan Mạch?
Cơ cấu cầu lông ở Đan Mạch được hưởng lợi tối đa nhờ vào các tình nguyện viên của mình. Tương tự như vậy, một chương trình tình nguyện viên mạnh mẽ ở các quốc gia khác nhau có thể giúp tăng cường đào tạo và phát triển cầu lông trong nước.
Một hệ thống câu lạc bộ phù hợp là thứ sẽ thúc đẩy người chơi ở mọi lứa tuổi cống hiến hết mình và mang lại kỷ luật cho toàn bộ hệ thống.
Tạo ra các giải đấu địa phương có tổ chức phù hợp cho mọi lứa tuổi. Nhưng vẫn phải có chế độ ưu tiên đào tạo và phát triển huấn luyện viên và trẻ em để duy trì và phát triển môn cầu lông. Tre già thì măng mọc, cần định hướng phát triển cho thế hệ kế cận.