Có gì mới?

Welcome to Diễn Đàn Lông Thủ Việt Nam

Join us now to get access to all our features. Once registered and logged in, you will be able to create topics, post replies to existing threads, give reputation to your fellow members, get your own private messenger, and so, so much more. It's also quick and totally free, so what are you waiting for?

Tập luyện thể lực và sức mạnh là điều quan trọng nhất trong cầu lông

Trong cầu lông kỹ thuật cơ bản quan trọng đấy, nhưng theo quan điểm của tôi, thể lực và sức mạnh cơ bắp lại sắp xếp quan trọng hơn.

Trên cơ thể của con người các bộ phận như đầu, cổ, vai, tay và chân của bạn, đều tham gia vận động khi chơi cầu lông. Các nhóm cơ ở những bộ phận cơ thể này giúp thực hiện các chuyển động khác nhau (ví dụ: nhảy, chạy, v.v.). Nên các cơ trên cơ thể này cần tăng cường hơn nữa để duy trì năng lượng trên sân. Trong đó phần cơ CORE (lõi) góp phần quan trọng trong việc ổn định, thống nhất và tăng cường sực mạnh cho cơ thể.

Chúng ta có thể chia nhóm cơ thành bốn phần : phần trên cơ thể, phần giữa, phần lưng và phần dưới cơ thể. Các cơ ở bên phía tay cầm vợt thường chiếm ưu thế hơn vì chúng được sử dụng liên tục. Ví dụ, nếu bạn là người chơi thuận tay phải, tay phải của bạn sẽ có xu hướng mạnh hơn tay trái.

Hiện nay những tiến bộ trong công nghệ, sức khoẻ, y tế... thì các VĐV phải luyện tập chăm chỉ để rèn luyện thể lực ngoài sân đấu. Trên các trang mạng xã hội các bạn có thể thấy những vận động viên cầu lông đỉnh cao tập luyện trong các phòng tập gym, các cơ sở hoặc trung tâm thể dục khác. Vậy bạn có thắc mắc tại sao họ lại tập luyện ngoài sân khi họ phải thi đấu trên sân?

Chuyển động mượt mà
Cầu lông là môn thể thao có tốc độ cao, đòi hỏi phản xạ cực kỳ nhanh, cho cả phần thân trên và phần thân dưới. Lùi, tiến và sang một bên ở tốc độ cao rồi đột ngột dừng lại, đổi hướng chỉ trong một phần giây. Do đó cần có sức mạnh cốt lõi để thực hiện những hành động này. Các VĐV đỉnh cao di chuyển trơn tru mượt mà trên khắp sân là do họ được rèn luyện sức mạnh chuyên sâu, sự nhanh nhẹn, linh hoạt, thể lực và sức mạnh cơ bắp v.v.

Cơ vùng trên cơ thể
Các nhóm cơ ở phần trên như cẳng tay, bắp tay, vai và cơ tam đầu tham gia vào việc đánh cầu. Tất cả các cơ này không thể hoạt động đơn lẻ, nó kết hợp của tất cả các sức mạnh các cơ khác. Ví dụ như cổ tay được sử dụng nhiều nhất, trong đó các cơ gấp và duỗi cổ tay là những cơ nhỏ nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp thay đổi cách cầm nắm nhiều lần.

Cơ vùng giữa cơ thể
Theo một số tài liệu nghiên cứu, cơ core (lõi) giúp tạo ra sự cân bằng hợp lý giữa các cơ trên và dưới cơ thể. Chúng giúp cải thiện sự phối hợp cơ bắp và kết quả là giúp cải thiện hiệu suất. Cơ lõi khỏe rất quan trọng cho việc tiến tới và tấn công, đồng thời giúp giảm thiểu nguy cơ chấn thương. Cơ lõi yếu có thể dẫn đến tư thế sai và đau lưng dưới, có thể làm tăng căng thẳng và gây chấn thương. Ví dụ, khi thực hiện đánh cầu từ trên cao, bạn sẽ căng cơ bụng của mình một cách mạnh mẽ để giúp bạn đánh nó đúng cách và tương tự như vậy, khi bạn đánh một cú đập, bạn sẽ căng cơ lõi của mình đến mức tối đa. Các cơ lõi khác nhau được sử dụng khi chơi cầu lông là cơ bụng thẳng, cơ xiên và cơ dựng cột sống.
loi-ich-tac-dung-co-loi.jpg

Cơ lưng
Cúi về phía trước và phía sau là một chuyển động liên tục khi chơi cầu lông. Điều này có thể làm cơ lưng của bạn mệt hơn nếu không được tăng cường đúng cách. Cơ lưng chính được sử dụng khi chơi cầu lông là cơ thang. Các cơ lưng phối hợp với nhau để cho phép bạn uốn cong, vặn người và duỗi lưng.

Cơ bắp dưới cơ thể
Cầu lông đòi hỏi phải di chuyển liên tục nên cơ thể cần có đôi chân khỏe để giúp bạn di chuyển khắp sân một cách nhẹ nhàng hiệu quả. Bạn phải thực hiện vô số động tác lung, squat và nhảy mà bạn cần có cơ ở phần dưới cơ thể. Nên phát triển sức mạnh của cơ chân không thể bỏ qua. Các nhóm cơ thân dưới chính được sử dụng khi chơi cầu lông là cơ bắp chân, gân kheo và cơ tứ đầu. Cơ mông, cơ khép và cơ dạng là các cơ hông được sử dụng.

Chấn thương
Trong khi thi đấu hay lúc tập luyện đều khó tránh khỏi chấn thương nên việc hạn chế tránh chấn thương thường giúp kéo dài sự nghiệp của VĐV. Với người chơi phong trào việc chấn thương cũng có nhưng ít hơn vì cường độ ít hơn VĐV. Việc tập luyện giúp Cơ và gân đã quen với áp lực tác động liên tục lên cơ thể nên chúng có thể đáp ứng được cường độ thì đấu nhờ trí nhớ của cơ giúp giảm nguy cơ chấn thương. Chấn thương buộc VĐV, người chơi phải nghỉ thi đấu, điều này có thể ảnh hưởng đến sự nghiệp VĐV, đam mê và sức khoẻ của người chơi.

Kết luận
Phòng bệnh hơn chữa bệnh nên tốt hơn hết các bạn nên hạn chế thương tích bằng cách phát huy sức mạnh cơ bắp của mình. Do đó, cần phải kết hợp giữa trọng lượng cơ thể và tập luyện với mức tạ vừa phải. Nâng những bài tập thể lực và sức mạnh theo điều kiện của cơ thể. Không chỉ môn cầu lông mà ở các môn khác nữa. Hãy lắng nghe cơ thể bạn, tập từ bài dễ tới bài khó, tập nhẹ tới nặng, kết hợp nghỉ ngơi, dinh dưỡng hợp lý. Chúc các bạn có cơ thể với thể lực và sức mạnh tốt nhất để theo đuổi môn cầu lông lâu dài.

Cảm ơn vì đã đọc.
 

Facebook Comment

Similar threads

1) Khởi Động đầu buổi chơi cầu, tập luyện : - Duỗi tay, chân và thân (10 lần trở lên mỗi bên) - Duỗi ép khuỷu tay sau (10 lần trở lên mỗi bên) - Duỗi vai sau (10 lần trở lên mỗi bên) - Nâng cao...
Trả lời
0
Xem
691
Bài viết dựa theo Kinh nghiệm của tác giả đã gặp với nhiều lông thủ chấn thương khác nhau, các bạn đọc để tham khảo. Những kinh nghiệm này chỉ cung cấp thêm cho các bạn kiến thức về chấn thương...
Trả lời
0
Xem
352
Chấn thương cổ chân là gì? Chấn thương cổ chân là tình trạng tổn thương dây chằng sên mác trước. Đây là một loại tổn thương cơ chân và xương trong quá trình đi lại hoặc tham gia các môn thể thao...
Trả lời
0
Xem
587
Uống rượu bia sau khi tập luyện cầu lông nói riêng và thể thao nói chung sẽ ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của cơ thể, khiến bạn cảm giác càng tập càng mệt hơn. Tiến sĩ Christopher Stevens...
Trả lời
0
Xem
9K
Trật ACL, rách ACL là những chấn thương phổ biến ảnh hưởng đến khớp nối đầu gối. ACL chiếm đến 70% các ca chấn thương đầu gối nghiêm trọng. Giải phẫu học đầu gối Đầu gối là một trong những...
Trả lời
0
Xem
1K

Thống kê

Thành viên trực tuyến
0
Khách ghé thăm
37
Tổng số truy cập
37

Trực tuyến

Không có thành viên nào trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
2,659
Bài viết
2,674
Thành viên
140
Thành viên mới nhất
nhathuoc247

Thống kê

Thành viên trực tuyến
0
Khách ghé thăm
37
Tổng số truy cập
37

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
2,659
Bài viết
2,674
Thành viên
140
Thành viên mới nhất
nhathuoc247
Bên trên Bottom