Tìm hiểu một số vấn đề về Đan (căng) vợt cầu lông

Nếu nói cây vợt là thân xác thì lưới là linh hồn của nó. Sau đây là Một số kinh nghiệm mà mình đúc kết được sau thời gian căng lưới vợt cầu lông, làm bằng cái tâm và nhiệt tình với nghề, xin chia sẻ để các bạn, các ace lông thủ phong trào và nâng cao hiểu rõ hơn khi căng lưới cho vợt yêu của mình. Các trường hợp khách khi tới shop căng (đan) vợt cầu lông, bên tennis cũng có gần giống:), shop sẽ hỏi khách như sau :
- Anh (chị) đan loại dây gì, bao nhiêu kg (lbs)?
- Nếu khách không biết gì nhiều thì shop chỉ hỏi cách đánh để đưa ra mức căng phù hợp và nếu khách không yêu cầu cách thức đan như nào thì shop sẽ tự đan cho khách kiểu 2 nút (knots) truyền thống.

Vấn đề 1 : cách thức đan 2 nút hay 4 nút
- Đan vợt 4 nút là chuẩn ? có người đã hỏi mình câu này, xin trả lời là Không chính xác, chuẩn là phải theo hướng dẫn của từng hãng sản xuất vợt với từng loại vợt theo hệ thống lỗ gen nhất định. Ở cách đan 4 nút lại có một số biến thể nhỏ do cách bố trí gen của nhà sản xuất.
- Đan 2 nút với các loại vợt có hệ thống gen : 72 lỗ, 80 lỗ, 88 lỗ, 96 lỗ…, còn đan 4 nút đa số dành cho vợt có hệ thống gen 76 lỗ. Có một số loại vợt lỗ gen nhỏ mà nhà sx họ đã tính là buộc phải đan dây có đường kính nhỏ và không cho hole shared. Hầu như các shop đều đan kiểu 2 nút truyền thống là cách đan từ một bên vợt qua hết dây dọc rồi tới dây ngang, sau khi chốt xong sợi dây 10m sẽ dư 1 đoạn dài, khoảng 4 tới 5 cây vợt đan như vậy sẽ có thể đan được 1 cây vợt với dây nối (chấp). Dây nối chấp mình sẽ nói ở phần cuối.
- Đan 4 nút chuẩn yonex là cắt sợi cước ra làm đôi, bắt đầu dây dọc đan từ giữa vợt đều ra 2 bên và thắt nút (2 nút). tiếp tục đan từ dây ngang đến hết (2 nút).
vot.jpg

uc


Ưu nhược của 2 cách đan :
- Đan 2 nút có ưu điểm là dây căng dàn đều trên cả mặt vợt do có 2 nút thắt. Dây chùng là dây cuối cùng lúc chốt. Tuy nhiên nhược điểm là lực căng dây ngang và dọc là một nên khi đứt dây dãn không đều làm vợt sẽ bị méo một bên ở góc 2h, 10h.
- Đan 4 nút là căng từ giữa ( ở giữa là điểm khỏe nhất của vợt ) đều ra 2 bên nên vợt sẽ cân bằng. Lực căng dây dọc và dây ngang riêng nên lực các sợi không bị truyền vào nhau, tạo sự cân bằng nên khi đứt vợt sẽ biến dạng đều, không bị biến dạng lệch hơn 1,4 lần ở góc 2h, 10h như đan 2 nút an toàn vợt hơn. Với 4 nút thắt và có 3 dây mối thắt thì dây dọc cuối ở 2 bên vợt không căng như các dây còn lại do đó mặt vợt không căng đều và dễ xuống kg hơn 2 nút. Với 4 nút thì sợi ngang được căng sau nên dây sẽ không bị XOẮN DÂY như cách 2 nút nếu không để ý đoạn từ dọc sang ngang. Vì dây sẽ kéo từ dây dọc rồi lại ngang, dây cứ rút qua rồi rút lại rất nhiều lần ma sát vào các sợi khác và ma sát vào lỗ gen làm sợi cước bị xoắn dễ đứt khi căng.
- Một số loại vợt của các hãng yêu cầu phải đan 4 nút, nếu không khi gặp sự cố họ sẽ không bảo hành (trong thời hạn bảo hành) và đảm bảo giữ nguyên hiện trạng (không cắt lưới) bởi vì hãng họ có thể xác định được mức căng dây có bị vượt thông số yêu cầu hay không. 2 ký hiệu thường thấy trên thân vợt :
H: Horizontal (mức căng dây ngang)
V: Vertical (mức căng dây dọc)
Ngoài ra khi đứt thì thường chỉ đứt dây 1 chiều dọc hoặc ngang. Chiều còn lại dây vẫn giữ nguyên mức căng nên dễ xác định được mức căng nhờ có thiết bị đo.

- Nếu nói rằng đan 4 nút hơn 2 nút thì cũng chưa hẳn là chính xác bởi còn yếu tố do stringer (người căng dây) nữa. Với cách đan từ giữa là của 4 nút là an toàn cho vợt thì với đan 2 nút vẫn có cách đan từ giữa ra và chốt ở dây ngang trên và dưới. Các bạn nên biết là đan giữa ra thì 2 dây ở giữa vợt đầu tiên sẽ bị chùng hơn. Điều này sẽ thấy rõ khi bạn đánh, 2 dây đó sẽ bị xô dây vì đủ số kg (lbs). Và đòi hỏi stringer phải có kinh nghiệm xử lý để 2 sợi dây đó có số kg (lbs) bằng với các dây còn lại.

Căng dây ngang hơn dây dọc 1-2LBS (0,5-1kg)
Tùy kinh nghiệm stringer và từng dòng vợt và cũng không cần thiết lắm. Dây dọc là dây được căng trước, dây ngang căng sau khi dây dọc đã hoàn tất nên dây ngang phải luồn so le qua các dây dọc có sự ma sát nên tăng lên 1-2lbs để dây ngang đủ như mức căng dây dọc. Tuy nhiên không cần thiết là tùy loại dây, loại vợt. Vợt có lỗ gen rộng không chịu nhiều ma sát thì không cần tăng. Dây có đường kính mỏng thì chỉ cần tăng 1lbs, dây đường kính to hơn tăng tối đa là 2LBS.

Vấn đề 2 : Đan máy cơ hay máy điện tử (Máy cơ tất nhiên giá trị không cao bằng máy điện tử) Tại sao đan máy điện tử mà thấy trùng hơn đan máy cơ, tại sao cùng 1 mức căng mà shop này căng hơn shop kia v.v...
- Với máy cơ: lò xo quyết định mức căng, máy mới thì còn chính xác, xài nhiều lâu dần lò xo bắt đầu cũ, gỉ, đan tennis, cầu lông chung làm thay đổi số kg (lbs) không còn chính xác. Khi lò xo không còn chính xác nữa thì người căng sẽ tăng mức căng lên cho phù hợp.
- Với máy điện tử: cảm biến trong máy đã được cài đặt mức căng từ đầu trong nhà máy sản xuất, biến thiên khoảng 1/10Lbs( 0,05kg) và không bị sai lệch theo quá trình sử dụng. Nếu muốn chỉnh độ sai lệch này chỉ có gửi trả hãng sản xuất mới làm được.
- Với máy cơ khi đạt mức căng sẽ có phanh và chốt giữ dây, lúc này nó không kéo tiếp như máy điện tử để giữ lực căng dây. Khi dây chùng máy cơ vẫn đứng im, còn máy điện tử nhờ cảm biến nên nó sẽ kéo tiếp đến khi đạt đúng mức căng đã đặt.

Tại sao đan máy điện tử mà thấy trùng hơn đan máy cơ, tại sao cùng 1 mức căng mà shop này căng hơn shop kia?
Cái này là do tâm lý khách hàng, mình cũng là người chơi nên hiểu, thường thì khách họ cho rằng đan căng thì đánh mới ngon. Không hẳn nha, nếu mức căng hơn mức lâu nay mình đánh (nhỉnh hơn 0,2 tới 0,5kg) là cả một vấn đề về đau tay đau vai:D.

Với máy điện tử thì đặt mức căng và lực kéo đều được đảm bảo đúng, còn kéo tay bằng máy cơ thì việc chỉnh mức căng và tốc độ kéo do người căng (Stringer) quyết định. Tốc độ kéo ở máy cơ đã được lập trình sẵn thường có 3 mức Fast-nhanh, Medium- trung bình và Slow-chậm do đó khi đã chọn mức nào thì các dây sẽ được kéo cùng 1 mức đó. Còn với máy cơ thì tốc độ kéo là do stringer, do vậy mà mặt cước có đều hay không cũng bị ảnh hưởng. Với những người làm lâu năm có kinh nghiêm thì tốc độ kéo thế nào và sự ổn định sẽ cao hơn những người mới căng.

Máy điện tử có màn hình hiển thị thông số không như máy cơ chỉ có núm xoay và Stinger có chỉnh mức căng cao hơn số khách yêu cầu. Mức căng ở máy cơ được tính theo độ xoắn của lò xo. Máy cũ, gỉ sét, làm nhiều lâu dần lò xo sẽ bị dãn nên như đã nói ở trên stringer sẽ chỉnh lại cho phù hợp nếu không thì đan thiếu kg là bình thường. Tuy nhiên nếu không có thiết bị đo chính xác thì việc tăng giảm là theo cảm tính, chỉ khi nào stringer đan cho chính mình đánh vài lần thì may ra mới cảm nhận gần đúng mức căng sai lệch. Có điều việc này rất mất thời gian, công sức và tiền bạc.

Với máy cơ đòi hỏi stringer có kinh nghiệm khi kéo dây phải kéo 2 tới 3 lần để dây dãn đủ mức căng, còn không thì cứ tăng kg (lbs) lên thì khách đố mà biết được:D. Việc tăng không chính xác này có thể gây hại nhiều cho vợt, có khi bạn chẳng biết tại sao vợt mình bị sập khung, méo:). Khi bị chỉnh tăng mức căng theo kiểu này mà khách không biết lâu ngày sẽ quen mức này nên lúc chuyển sang đan bằng máy điện tử với mức căng lâu nay như yêu cầu bên máy cơ thì chắc chắn 100% là đánh không vừa ý và cho rằng dây bị chùng.

Lỗi này đơn giản là do bên máy cơ mức căng đã tăng lên hơn mức khách yêu cầu. Đơn giản cầm vợt đánh vào tay và dùng tay ấn vào mặt vợt có thể cảm nhận âm thanh và mức căng dây. Nếu nói đan 11kg mà cảm nhận như 10kg hoặc nói đan 10 kg mà thấy như 11kg thì không biết nói gì hơn:D. Như vậy xác định được 2 vấn đề là :
- Lực đánh của khách không phải như lâu nay nữa
- Shop đã không báo cho khách việc điều chỉnh tăng mức căng do máy cơ đã không còn chính xác.

Vấn đề 3 : Vợt lún gen
Lún gen thường gặp những vợt cũ, dùng lâu, do va chạm v.v...Nếu vợt mới bị lún mà xác định không phải lỗi khách thì lỗi nhà sản xuất, thường thì sẽ được bảo hành (còn trong thời hạn bảo hành).

Thợ đan sẽ kiểm tra trước khi đan, lún nặng quá thì tư vấn hàn lại, lún vừa thì xử lý như chêm sim giữa các lỗ gen, thay gen chống lún v.v... Khách nên tự kiểm tra vợt của mình trước khi đem đến cửa hàng tránh những phiền phức không đáng có.
 
Return to:

Facebook Comment

Thống kê

Thành viên trực tuyến
0
Khách ghé thăm
3
Tổng số truy cập
3

Trực tuyến

Không có thành viên nào trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
2,661
Bài viết
2,676
Thành viên
140
Thành viên mới nhất
nhathuoc247

Thống kê

Thành viên trực tuyến
0
Khách ghé thăm
3
Tổng số truy cập
3

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
2,661
Bài viết
2,676
Thành viên
140
Thành viên mới nhất
nhathuoc247