Có gì mới?

Welcome to Diễn Đàn Lông Thủ Việt Nam

Join us now to get access to all our features. Once registered and logged in, you will be able to create topics, post replies to existing threads, give reputation to your fellow members, get your own private messenger, and so, so much more. It's also quick and totally free, so what are you waiting for?

Tìm hiểu Para Badminton - Cầu lông cho người khuyết tật

Para Badminton là môn Cầu lông dành cho các vận động viên có nhiều khuyết tật về thể chất. Môn này lần đầu tiên xuất hiện chính thức với tư cách là một môn thể thao Paralympic tại Thế vận hội Paralympic Tokyo 2020. Trước đó, Para Badminton đã phổ biến quốc tế từ những năm 1990. Môn thể thao này được sự quản lý bởi Liên đoàn cầu lông thế giới BWF.

Giải vô địch thế giới đầu tiên diễn ra vào năm 1998 tại Amersfoort, Hà Lan. Từ năm 2001, các giải đấu được diễn ra 2 năm một lần. Từ đó đến này đã có 12 Giải vô địch thế giới đã được tổ chức, giải gần nhất diễn ra tại Thụy Sĩ vào năm 2019.

Giống với cầu lông cho người bình thường, Para Badminton có nội dung đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ và đôi nam nữ. Có 6 hạng vận động viên để đảm bảo sự bình đẳng và công bằng với người khuyết tật. Bao gồm 2 hạng xe lăn và 4 hạng đứng.

Hai hạng Xe lăn và một hạng đứng, hạng đứng tức là người chơi bị suy giảm chi dưới thi đấu đơn nửa sân. BWF phân hạng cụ thể tại địa chỉ : https://corporate.bwfbadminton.com/para-badminton/

Hạng Xe lăn
Chia ra WH1 (Wheelchair 1 WH1) và WH2 (Wheelchair 2 WH2)
- WH1: Người chơi ở hạng này yêu cầu xe lăn. Phù hợp với các vận động viên bị suy yếu cả 2 chi dưới và thân mình.
- WH2: Dành cho người chơi bị suy yếu một hoặc cả hai chi và bị suy yếu nhẹ hoặc không có suy yếu ở phần thân. Giống như WH1, người chơi ở hạng này cũng phải ngồi xe lăn.

Hạng Đứng
- SL3 (Standing Lower 3 - Đứng Thấp 3): Người chơi ở hạng này bị suy yếu một hoặc cả hai chi và khả năng giữ thăng bằng khi đi hoặc chạy kém. Người chơi ở hạng này phải đứng được.
- SL4 (Standing Lower 4 - Đứng Thấp 4): Người chơi ở hạng này phải đứng nhưng họ bị suy giảm sức khỏe ít hơn so với SL3. Người chơi SL4 có thể bị suy yếu một hoặc cả hai chi và bị khuyết tật tối thiểu về khả năng giữ thăng bằng khi đi/chạy.
- SU5 (Standing Upper - Đứng Cao 5): Ở hạng này, người chơi bị khuyết tật ở chi trên. Khuyết tật có thể ở tay thuận hoặc không thuận.
- SH6 (Standing Stature 6 - Tầm vóc đứng 6): Hạng này bao gồm những người chơi có tầm vóc thấp, thân hình nhỏ bé do di truyền còn được gọi là 'Người lùn'.

Nội quy dành cho người chơi xe lăn
- Cơ thể của người chơi phải được buộc vào xe lăn bằng dây đai đàn hồi quanh eo hoặc đùi hoặc cả hai.
- Chân của người chơi phải được cố định vào chỗ để chân của xe lăn.
- Ghế của xe lăn có thể nghiêng ngang hoặc lùi nhưng không được hướng về phía trước.
- Không được gắn xe lăn vào bất kỳ thiết bị điện nào để hỗ trợ chuyển động của xe lăn.
- Xe lăn có thể được gắn với một bánh xe hỗ trợ phía sau có thể mở rộng ra ngoài các bánh xe chính.

Quy tắc sử dụng nạng
Người chơi bị suy yếu chi trên hoặc chi dưới có thể sử dụng nạng. Tuy nhiên, nạng không được vượt quá số đo tự nhiên của người chơi từ nách đến mặt đất.

Quy tắc giao cầu
- Trong môn cầu lông dành cho xe lăn, quả cầu phải ở dưới nách của người giao cầu tại thời điểm giao cầu. Không được phép cao hơn mức đó. Về phần bánh xe của người giao và người nhận phải đứng yên khi giao, không được vừa di chuyển vừa giao.
- Quả cầu phải được đánh sao cho nó bay theo hướng đi lên.

Sân cầu lông
Trong cầu lông dành cho người khuyết tật, đường sân dành cho mỗi hạng cầu lông dành cho người khuyết tật là khác nhau.

Nội dung đơn dành cho xe lăn : đường kẻ đỏ là khu vực cầu vào tính điểm, ra ngoài mất điểm
Add-a-little-bit-of-body-text.webp


Nội dung đôi dành cho xe lăn : Tính hết khu vực từ vạch 1m98 trở về sau
Untitled-design-15.webp


Nội dung đơn đứng : phần màu đỏ khu vực tính điểm cầu vào, ra ngoài mất điểm
Add-a-little-bit-of-body-text-1.webp
 
Return to:

Facebook Comment

Similar threads

  • Dán lên cao
Các luật chính thức được ban hành bởi Liên đoàn Cầu lông Thế giới (BWF). Bạn có thể tìm thấy các luật chính thức mới nhất tại trang web của BWF https://corporate.bwfbadminton.com/statutes/ ...
Trả lời
0
Xem
752
Có 3 loại thẻ phạt trong cầu lông là vàng,đỏ và đen. 1. Cơ sở áp dụng thẻ phạt: (A) Điều 15: Cầu không trong cuộc Một quả cầu là không trong cuộc khi: 15.1. Cầu chạm vào lưới hay cột lưới và bắt...
Trả lời
0
Xem
2K
Luật giao cầu hiện tại gần như đã hoàn thiện, tuy nhiên vẫn có một số vấn đề trong thi đấu. Hôm nay mình chia sẻ cho các bạn chưa biết thêm một vài thông tin để chúng ta rõ hơn khi giao lưu hoặc...
Trả lời
0
Xem
1K
  • Dán lên cao
PHẦN I : LUẬT THI ĐẤU CẦU LÔNG ĐIỀU I: SÂN ĐẤU 1.1. Sân là một hình chữ nhật như trong sơ đồ “A” (trừ trường hợp trong điều 1.5) và kích thước ghi trong sơ đồ đó, các vạch kẻ rộng 40mm. 1.2. Các...
Trả lời
3
Xem
2K
A. HÌNH THỨC THI ĐẤU + Thi đấu cá nhân: Căn cứ vào thành tích của từng đấu thủ để xác định thứ hạng người trong giải. + Thi đấu đồng đội: Kết quả thi đấu đồng đội phụ thuộc vào số điểm trận thắng...
Trả lời
0
Xem
4K

Thống kê

Thành viên trực tuyến
0
Khách ghé thăm
38
Tổng số truy cập
38

Trực tuyến

Không có thành viên nào trực tuyến.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
2,659
Bài viết
2,674
Thành viên
140
Thành viên mới nhất
nhathuoc247

Thống kê

Thành viên trực tuyến
0
Khách ghé thăm
38
Tổng số truy cập
38

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
2,659
Bài viết
2,674
Thành viên
140
Thành viên mới nhất
nhathuoc247
Bên trên Bottom